Thứ 4, 01/11/2023
Administrator
62
01/11/2023, Administrator
62
Trong cuộc sống bận rộn ngày nay, bảo quản thực phẩm là một công việc không thể thiếu của các chị em phụ nữ. Bảo quản thực phẩm tốt cũng là gìn giữ sức khỏe cho cả gia đình mình. Ở bài này mình xin hướng dẫn một số cách bảo quản thực phẩm – để các bạn có thể bảo quản thực phẩm đúng cách, giữ được hương vị thơm ngon và chất lượng dinh dưỡng của thực phẩm bạn nhé.
I. BẢO QUẢN THỰC PHẨM LÀ GÌ?
Bảo quản thực phẩm có 2 mục đích chính:
Tóm lại, bảo quản thực phẩm là giữ trọn vẹn hàm lượng dinh dưỡng và hương vị thơm ngon của thực phẩm.
II. CÁCH BẢO QUẢN THỰC PHẨM TRONG TỦ LẠNH
Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh được rất nhiều gia đình áp dụng. Ngày nay các bạn thấy hầu như mỗi gia đình đều có 1 chiếc tủ lạnh dùng để bảo quản thực phẩm.
1. Bảo quản Thực phẩm tươi sống (Thịt, Cá, Hải sản)
Thịt, cá, hải sản và các thực phẩm tươi sống nói chung đều phân hủy rất nhanh. Vì vậy đồ tươi sống sau khi mua về bạn cần bảo quản đông lạnh càng nhanh càng tốt.
Ngăn mát có thể giúp bảo quản từ 1-2 ngày, ngăn đông có thể bảo quản từ 06 – 12 tháng ở nhiệt độ -180C.
Một số lưu ý khi bảo quản thịt cá trong tủ lạnh:
Bảo quản đúng cách sẽ giúp thực phẩm của bạn luôn tươi ngon, an toàn và giữ nguyên vẹn hàm lượng các chất dinh dưỡng trong thực phẩm.
Lưu ý Rã đông đúng cách:
Rã đông bằng ngăn mát tuy hơi lâu nhưng luôn là phương pháp rã đông an toàn nhất, duy trì hàm lượng dinh dưỡng của thực phẩm tốt nhất.
Có 2 cách rã đông mọi người thường dùng:
> Lưu ý quan trọng: các thực phẩm đã rã đông nhanh thì phải chế biến hết, tuyệt đối không được cấp đông lại vì khi đó sẽ gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm.
2. Bảo quản Trái cây tươi trong tủ lạnh
Trái cây không nên bảo quản chung với rau, củ trong tủ lạnh. Vì trái cây khi bảo quản sẽ sinh ra khí Etylen làm rau, củ nhanh chóng bị hư, úng.
Trái cây nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, thời gian bảo quản tối đa từ 5-7 ngày.
Một số lưu ý khi bảo quản trái cây trong tủ lạnh:
- Các loại trái cây không nên bảo quản trong tủ lạnh: Cà chua, dưa hấu, khoai lang
- Các loại trái cây cần để cho chín bên ngoài trước, sau đó mới cho vào ngăn mát tủ lạnh: cà chua, quả bơ, chuối, dưa, quả đào, quả mận, đu đủ, xoài. Những loại quả này nếu các bạn cho vào tủ lạnh thì chúng không chín nữa, nếu bạn lấy ra môi trường bên ngoài thì bị hư luôn chứ cũng không tiếp tục chín.
3. Bảo quản Rau, Củ trong tủ lạnh
Để bảo quản được lâu, bạn có thể dùng giấy báo bọc bên ngoài túi nylon chứa rau củ. Lưu ý các bạn cần tránh tiếp xúc giấy báo trực tiếp với rau củ vì trong mực in có chứa chì, gây hại cho sức khỏe.
Một số lưu ý khi bảo quản rau, củ trong tủ lạnh:
III. CÁCH BẢO QUẢN THỰC PHẨM KHI KHÔNG CÓ TỦ LẠNH
Bảo quản thực phẩm khi bạn không có tủ lạnh chỉ mang tính tạm thời, xử lý thức ăn không bị hư thường chỉ trong 1 khoảng thời gian tương đối ngắn.
Tuy nhiên vấn đề này là cần thiết đối với một số tình huống khi các bạn không có tủ lạnh mà vẫn giúp thực phẩm được bảo quản tươi ngon, an toàn sức khỏe.
Một số cách bảo quản thực phẩm khi không có tủ lạnh:
1. Bảo quản thịt, cá khi không có tủ lạnh
Các cách bảo quản thịt cá không cần tủ lạnh:
2. Bảo quản Rau, củ, quả khi không có tủ lạnh
Một số loại củ làm gia vị như: hành củ, tỏi, gừng, nghệ… bạn không cần đến tủ lạnh.
Một số loại rau quả như cà chua, cà rốt, cải thảo, bắp cải, khoai tây, khoai lang… bạn chỉ cần bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Ngoài ra để giữ rau quả tươi lâu hơn bạn có thể dùng thùng xốp với một ít đá tạo hơi lạnh làm rau tươi lâu hơn.
Dưới đây là một số mẹo bảo quản rau quả cụ thể:
- Rau sống: Hãy bọc bát rau sống bằng giấy bóng, và để bên trong một miếng giấy ăn, nó sẽ hút ẩm và giữ cho rau sống tươi ngon cả tuần liền đấy.
- Chanh: Lát chanh còn sau khi dùng bạn úp xuống đĩa có sẵn ít dấm.
- Hành lá: Nếu lỡ mua và xắt nhỏ quá nhiều hành lá, hành cọng, bạn chỉ việc nhét chúng vào chai nhựa, đậy nắp.
- Hành tây: Với những củ hành tây hãy nhét chúng vào những chiếc vớ vải cũ, đã giặt sạch và thắt nút lại, treo ở bất kỳ đâu bạn thấy tiện lợi trong bếp. Như vậy có thể bảo quản hành tây tới tận 8 tháng cơ đấy.
- Rau hẹ: Hẹ rất dễ bị úa, chuyển sang màu vàng vì vậy hãy bọc hẹ vào lá cây cải thảo rồi cất ở nơi thoáng mát. Như vậy, lá hẹ sẽ được bảo quản tốt hơn.
- Cà chua: Bạn đừng để cà chua trong bọc nhựa vì sẽ làm cho cà chua chín nhanh hơn. Cà chua chưa chín nên được bảo quản trong túi giấy hoặc trong hộp bìa cứng để ở khu vực thoáng mát đến khi chúng chuyển sang màu đỏ. Cà chua đã chín vẫn nên được giữ ở nhiệt độ phòng, bảo quản nơi thoáng mát.
- Cà rốt: Để bảo quản cà rốt , bạn dựng thẳng đứng cà rốt trên cát ẩm giống như đang trồng vậy, bạn yên tâm cà rốt sẽ không bị thối ủng đâu mà còn tươi rất lâu, nhưng bạn nên dùng cát sạch nhé.
- Cà tím: Khi bảo quản cà tím tuyệt đối không được rửa, bởi vì nếu làm như vậy lớp bảo vệ bên ngoài sẽ bị nước rửa trôi rất dễ bị vi sinh vật thâm nhập làm hỏng. Sau đó, đặt vào nơi thoáng mát là được.
- Chuối: Quấn giấy bạc vào cuống chuối để chúng không bị chín, nẫu quá nhanh.
Bảo quản thực phẩm giúp tiết kiệm thời gian, và cũng không có mục đích gì khác hơn là giúp thực phẩm đảm bảo an toàn, giúp chúng ta thưởng thức được nhiều món ngon, bổ dưỡng. Bài viết gợi ý một vài mẹo nhỏ về cách bảo quản thực phẩm này sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích giúp bảo quản thực phẩm an toàn nhất. Chúc bạn và gia đình luôn có những món ăn ngon, dinh dưỡng và dồi dào sức khỏe.